Dịch vụ vận chuyển đường biển là phương thức vận tải hàng hóa quan trọng, chiếm tỉ lệ chuyên chở lên tới 80% tổng khối lượng của tất cả phương thức vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới. Việt Nam với hơn 3260km đường bờ biển, 45 cụm cảng biển lớn và là nằm trên tuyến vận chuyển hàng hóa sôi động nhất thế giới, là cầu nối quan trọng trong thương mại hàng hải của thế giới. Chính vì vậy, dịch vụ vận tải biển của Việt Nam có rất nhiều lợi thế và dư địa phát triển.
Cách tính cước phí vận chuyển đường biển
Hiện nay có 2 cách tính cước phí vận chuyển đường biển đó là:
Tính cước theo kg: Sử dụng với hàng hóa nặng, 1 tấn < 1 CBM.
Tính theo thể tích (CBM): Cách tính là lấy chiều dài x chiều rộng x chiều cao, áp dụng với hàng hóa nhẹ.
Đối với hàng hóa nguyên container (FCL)
Cước phí vận chuyển hàng nguyên container cũng được tính theo trọng lượng hoặc theo thể tích tùy thuộc vào loại hàng hóa. Thông thường cước phí sẽ tính bằng cách lấy giá cước nhân số lượng container với những loại hàng hóa giống nhau.
Đối với hàng hàng lẻ ( LCL)
Cách tính giá cước đối với hàng lẻ khi vận chuyển bằng đường biển đối với hàng nội địa hay hàng quốc tế đều dựa vào mức phí chung. Riêng với hàng lẻ nội địa thì cách tính cước phí dựa vào một trong các cách sau:
Cách 1: (FAK) Bên vận chuyển tổng hợp tất cả hàng hóa được vận chuyển rồi chia đều phí vận chuyển cho các chủ hàng.
Cách 2: Dựa vào mặt hàng hóa vận chuyển để tính phí vận chuyển.
Lưu ý: Cước phí hàng nguyên container hay hàng lẻ trên đều chưa bao gồm các phụ phí mà các chủ hàng phải đóng. Do đó khi báo giá cước vận tải biển thì cần cộng cước phí và phụ phí với nhau.